CÁC TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI CON DẤU TRÒN VÀ THỦ TỤC THAY ĐỔI, CẤP LẠI CON DẤU TRÒN DOANH NGHIỆP
I. Các trường hợp cần làm thủ tục thay đổi con dấu tròn hoặc cấp lại con dấu tròn của doanh nghiệp
- Khi cơ quan, tổ chức có con dấu bị mòn, méo, biến dạng hoặc bị mất.
- Doanh nghiệp thay đổi tên, trụ sở khác quận, loại hình doanh nghiệp dẫn đến thông tin trên con dấu không đúng với thông tin doanh nghiệp
- Khi đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế chưa hợp nhất tức là mã số doanh nghiệp và mã số thuế chưa đồng nhất.
II. Thủ tục thay đổi con dấu tròn, cấp lại con dấu tròn.
Tùy vào từng trường hợp thì doanh nghiệp đó sẽ tiến hành các thủ tục thay đổi con dấu tròn, cấp lại con dấu tròn khác nhau:
Cụ thể:
1. Doanh nghiệp thành lập sau ngày 01 tháng 07 năm 2015 sẽ tiến hành làm con dấu mới, doanh nghiệp có quyền quyết định về mẫu con dấu, hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu, số lượng con dấu và phải nộp thông báo đăng ký mẫu dấu lên Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 sẽ tiến hành làm con dấu mới và nộp thông báo đăng ký mẫu dấu lên Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố trực thuộc, đồng thời nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
3. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu sẽ tiến hành làm con dấu mới và nộp thông báo đăng ký mẫu dấu lên cơ quan đăng ký kinh doanh; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
- Lưu ý: Nội dung trên được quy định tại điều 15 Nghị định 96/2015 ND-CP chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đã được đăng ký, hoạt động theo quy định của pháp luật. Vì hiện nay con dấu của các tổ chức trên đã do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Các trường hợp khác như đối với văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam hay con dấu của cơ quan nhà nước thì vẫn do Phòng quản lý hành chính và trật tự xã hội Công an Thành phố quản lý.
III. Thủ tục thay đổi con dấu, cấp lại con dấu đối với trường hợp không phải là doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp.
- Đối với cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tổ chức khác được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và chức danh nhà nước thì tuân thủ theo quy định của nghị định số: 99/2016/NĐ-CP. \
Cơ quan, tổ chức tiến hành làm thủ tục đổi con dấu và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Hồ sơ đổi con dấu gồm:
- Đơn đề nghị đổi mẫu dấu ghi rõ lý do;
- Bản sao GCNĐKDN;
- Thư giới thiệu người đi làm thủ tục đổi con dấu .
- Xuất trình CMND của người tới làm thủ tục
Sau 5 ngày, Phòng cảnh sát quản lý Hành chính về trật tự xã hội sẽ trả giấy phép khắc dấu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp đem giấy phép khắc dấu đến cơ sở sản xuất con dấu để khắc dấu mới. Cơ sở sản xuất con dấu sau khi làm xong con dấu mới của doanh nghiệp sẽ chuyển con dấu đến phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Sau 2 ngày, doanh nghiệp mang giấy biên nhận, con dấu cũ, Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu, Thư giới thiệu người đi nhận con dấu mới đến Phòng cảnh sát quản lý Hành chính về trật tự xã hội để nhận con dấu mới và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu mới